Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Nội dung, thủ đoạn hiện nay của chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta
“Diễn biến hòa bình” (DBHB) là một chiến lược phản cách mạng do các thế lực thù địch tiến hành nhằm thủ tiêu chế độ XHCN và chống phá các nước phát triển theo hướng tiến bộ bằng các biện pháp phi vũ trang, thúc đẩy “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” nội bộ. Nhận thức đúng đắn về nội dung, thủ đoạn thực hiện chiến lược DBHB của các thế lực thù địch đối với nước ta hiện nay và tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn đó, là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Lúc đầu, chiến lược DBHB do các thế lực thù địch đề xuất và tổ chức thực hiện nhằm ngăn chặn, chống phá các nước XHCN. Đến đầu những năm 60 của thế kỷ XX, chiến lược đó được mở rộng ra đối với các nước độc lập dân tộc phát triển theo hướng tiến bộ. Qua hơn nửa thế kỷ tồn tại, chiến lược DBHB đã trải qua 3 giai đoạn chủ yếu:
 Giai đoạn hình thành, khảo nghiệm chiến lược DBHB để ngăn chặn CNXH (từ cuối những năm 50 đến giữa những năm 80 của thế kỷ XX): các thế lực thù địch tập trung ngăn chặn CNXH và chủ nghĩa cộng sản bằng biện pháp quân sự là chủ yếu; DBHB ngày càng được chú ý phát triển thành một chiến lược chống cộng hoàn chỉnh. Giai đoạn thực hiện chiến lược DBHB để xóa bỏ CNXH (từ giữa những năm 80 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX): các thế lực thù địch có sự chuyển hướng trọng điểm từ kiềm chế, răn đe bằng quân sự là chủ yếu sang thực hiện DBHB để thủ tiêu hệ thống XHCN; DBHB trở thành bộ phận quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng. Giai đoạn đẩy mạnh thực hiện chiến lược DBHBtiến hành “cách mạng màu” để xóa bỏ hoàn toàn CNXH, chống phá độc lập dân tộc của các nước phát triển theo hướng tiến bộ (từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay): trên cơ sở điều chỉnh chiến lược toàn cầu, các thế lực thù địch chuyển hướng sang tiến hành “chiến lược can dự”, tăng cường can thiệp vào các nước bằng các biện pháp cứng rắn, sẵn sàng “đánh đòn phủ đầu”, “giành quyền tiến công trước”; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện DBHB, tiến hành “cách mạng màu” nhằm thủ tiêu hoàn toàn CNXH; khống chế các quốc gia, dân tộc ở những khu vực có vị trí địa chiến lược quan trọng trên thế giới.
Việt Nam là một nước kiên trì đi theo con đường XHCN, có vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, nên các thế lực thù địch tập trung chống phá hết sức quyết liệt. Thực tế nhiều năm qua cho thấy, chiến lược DBHB của các thế lực thù địch đã được triển khai thực hiện ở nước ta với nội dung toàn diện, bằng nhiều thủ đoạn thâm độc.
Để thực hiện chiến lược DBHB ở Việt Nam, các thế lực thù địch đã chọn lĩnh vực chính trị làm khâu đột phá, coi đó là khâu giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Chúng tập trung xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền hệ tư tưởng tư sản, tư tưởng xã hội - dân chủ, truyền bá chủ nghĩa tự do mới, chủ nghĩa thực dụng; xuyên tạc, phủ nhận Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng; lôi kéo “những người bất đồng chính kiến” hòng tạo dựng “ngọn cờ đối lập”. Chúng tìm cách công khai hóa, hợp pháp hóa các tổ chức chính trị đối lập, tài trợ cho các hoạt động tuyên truyền chống chế độ. Chúng tập trung xây dựng lực lượng ngầm, tập hợp lực lượng chống đối, tìm cách tác động vào công tác tổ chức, cán bộ để phân hóa, chia rẽ nội bộ ta. Sự chống phá của các thế lực thù địch đối với hệ thống chính trị ở nước ta chủ yếu nhằm phủ nhận và loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị. Chúng xuyên tạc, phê phán nguyên tắc tổ chức và hoạt động, mối quan hệ giữa các thiết chế quyền lực của Nhà nước XHCN; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về lập pháp, hành pháp và tư pháp theo cơ chế “tam quyền phân lập”, hình thành chế độ đa đảng đối lập; lấy “dân chủ”, “nhân quyền” làm chiêu bài để công kích thể chế chính trị của Việt Nam; chuẩn bị các yếu tố, điều kiện để khởi phát “cách mạng màu”, gây rối loạn chính trị trong nước, tạo cớ can thiệp từ bên ngoài.
Cùng với chống phá về chính trị, các thế lực thù địch đã tập trung phá hoại ta trên lĩnh vực kinh tế, coi đó là mũi nhọn trong thực hiện chiến lược DBHB ở Việt Nam. Chúng xuyên tạc những quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN;tuyên truyền cho tính ưu việt của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN). Các thế lực thù địch tìm mọi cách tác động nhằm chuyển hóa hệ thống pháp luật kinh tế, đẩy nhanh quá trình tư nhân hoá nền kinh tế. Từ thủ đoạn “bao vây, cấm vận” (sau 30-4-1975) không thành công, chúng buộc phải chuyển sang gỡ bỏ cấm vận. Song, chúng lại lợi dụng “bình thường hoá quan hệ”, xúc tiến và trao đổi thương mại, đầu tư phát triển..., lợi dụng các công cụ kinh tế như tài chính, tiền tệ, ngân hàng, tín dụng, thuế quan, bảo hiểm..., các thiết chế thương mại, tài chính, tiền tệ quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)... để gây sức ép, nhằm chuyển hóa nền kinh tế Việt Nam theo con đường TBCN. Chúng sử dụng “mồi nhử” viện trợ, cho vay, đầu tư nước ngoài... kèm theo điều kiện chính trị, gắn với những đòi hỏi về cải thiện dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ ta.Chúng hạ thấp, phủ nhận vị trí, vai trò của sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và thành phần kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể; khuyến khích cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo hướng tư nhân hóa, hỗ trợ phát triển sở hữu tư nhân và khu vực kinh tế tư nhân, tạo môi trường kinh tế có lợi cho chủ nghĩa tư bản (CNTB). Chúng còn dùng tiền bạc, thông qua các chương trình đào tạo, huấn luyện để mua chuộc, lôi kéo, làm tha hoá đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế trong bộ máy nhà nước ta.
Các thế lực thù địch coi việc thúc đẩy DBHB trên lĩnh vực văn hóa - xã hội là khâu quan trọng. Chúng xuyên tạc, phủ nhận đường lối, chính sách xây dựng và phát triển văn hóa - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Chúng lợi dụng mở cửa, giao lưu văn hóa để quảng bá, tuyên truyền, phổ biến hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa, đạo đức của xã hội tư sản phương Tây; thông qua đó, làm phai nhạt truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, nhất là trong thế hệ trẻ. Chúng tích cực sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền bá những quan điểm sai trái, thù địch; thúc đẩy “tự chuyển hoá” trong đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, phóng viên... Lợi dụng quá trình đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam chúng tìm cách tác động hòng thúc đẩy biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp, phân tầng và phân hóa xã hội theo mô hình xã hội TBCN, nhằm xây dựng cơ sở xã hội của CNTB ở Việt Nam. Chúng xuyên tạc, phủ nhận đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương và thành tựu giáo dục - đào tạo của Nhà nước ta, tuyên truyền cho tính ưu việt của hệ thống giáo dục - đào tạo TBCN. Lợi dụng giao lưu về giáo dục - đào tạo, chúng mưu toan chuyển hóa tư tưởng của giới trí thức, sinh viên, học sinh...Chúng lợi dụng những hạn chế, yếu kém, sai lầm của chính quyền các cấp trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo để kích động quần chúng biểu tình, gây rối an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở các địa bàn chiến lược, như: ở Tây Nguyên năm 2001 và 2004; các vụ gây rối ở 42 Nhà Chung, 178 Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) năm 2008, tại Khu bảo tồn chứng tích tội ác chiến tranh ở Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa (Quảng Bình) năm 2009 v.v.
Các thế lực thù địch coi việc thực hiện DBHB trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh (QP-AN) là khâu then chốt, lĩnh vực đối ngoại là khâu hỗ trợ quan trọng. Chúng tập trung xuyên tạc, phủ nhận đường lối, quan điểm QP-AN của Đảng, chủ trương, chính sách QP-AN của Nhà nước ta. Chúng tìm mọi cách “phi chính trị hóa” quân đội và công an; tuyên truyền, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với quân đội và công an; gây mâu thuẫn trong nội bộ lực lượng vũ trang (LLVT). Lợi dụng các mối quan hệ, tiếp xúc về QP-AN, chúng mua chuộc cán bộ, chiến sĩ LLVT, làm chuyển hóa nội bộ LLVT về nhân sự, tổ chức; tìm cách thâm nhập, điều tra bí mật QP-AN, bí mật quân sự, đặc biệt là khả năng phòng thủ đất nước, trình độ, khả năng tác chiến của quân đội, tổ chức, biên chế, trang bị của LLVT, phương án xử trí trong các tình huống QP-AN; lôi kéo Việt Nam tham gia các liên minh quân sự. Chúng tổ chức các hoạt động tình báo, gián điệp, gây cơ sở và phá hoại từ bên trong; kích động bạo loạn lật đổ, ly khai; khi gặp tình huống và thời cơ thuận lợi chúng có thể tổ chức lực lượng phản ứng nhanh, gây xung đột vũ trang để hỗ trợ cho lực lượng phản động bên trong tiến hành bạo loạn ở những địa bàn xung yếu, tổ chức tập kích đường không vào những mục tiêu chiến lược của ta, không loại trừ khả năng tạo cớ tiến hành chiến tranh xâm lược khi thời cơ chín muồi. Chúng xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng, chủ trương và chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, chia rẽ, gây mâu thuẫn giữa Việt Nam với các nước láng giềng, khu vực và cộng đồng quốc tế. Chúng sử dụng các tổ chức ngoại giao của chính phủ, tổ chức ngoại giao nhân dân, các tổ chức phi chính phủ (NGO) để đòi Việt Nam thực hiện các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền theo kiểu phương Tây.
Nhìn tổng quát, chiến lược DBHB của các thế lực thù địch sử dụng phương thức tiến công tổng hợp, toàn diện, “mềm, ngầm, sâu”, dựa vào lực lượng đối lập phản động trong nước, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” bên trong nội bộ ta là chính; đẩy mạnh đấu tranh phi vũ trang là chủ yếu, kết hợp kích động bạo loạn lật đổ, ly khai, thực hiện răn đe quân sự từ bên ngoài, gây áp lực để làm tan rã, sụp đổ chế độ. Thực hiện phương châm “lấy chính trị làm đột phá; kinh tế là mũi nhọn; dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền làm ngòi nổ; QP-AN là then chốt; ngoại giao là hỗ trợ”, các thế lực thù địch sử dụng đa dạng các biện pháp, kết hợp nhiều thủ đoạn thâm độc để tiến hành DBHB.
Nhận thức đầy đủ âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược DBHB của các thế lực thù địch trong tình hình mới là cơ sở để cán bộ, chiến sĩ trong LLVT và nhân dân thường xuyên nâng cao ý thức cảnh giác, tăng cường trách nhiệm, tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đại tá, PGS, TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH
Chủ nhiệm Khoa CTĐ, CTCT
Học viện Quốc phòng

Đấu tranh chống chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù đỊch đối với thanh niên trong giai đoạn hiện nay

 10:25 AM 12/08/2016  In bài viết
Ảnh minh họa
Trong những năm gần đây, tình hình đất nước ta về kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, nền kinh tế trong nước phát triển nhanh, khá năng động, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Về chính trị: An ninh chính trị được giữ vững, vai trò lãnh đạo của Đảng trên tất cả các mặt của đời sống xã hội không ngừng được nâng cao, niềm tin của nhân dân vào Đảng ngày càng được tăng cường. Về xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, xã hội ổn định, an sinh xã hội được chú ý, tệ nạn xã hội từng bước được dẩy lùi. Quá trình hội nhập quốc tế của nước ta có nhiều bước tiến, đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ của Đảng đã góp phần đưa Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng về nhiều mặt, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Tuy vậy, trong thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động vẫn liên tục gia tăng hoạt động chống phá Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, chúng đã hướng đến nhiều đối tượng để tác động trong đó trọng tâm nhắm đến lực lượng thanh niên.
Với âm mưu đó, các thế lực thù địch luôn tìm cách tiếp cận thanh niên bởi vì đối với thanh niên, họ là những con người rất nhanh nhạy trong tiếp thu các tri thức mới, những tư tưởng mới trong xã hội, họ rất nhạy cảm với các vấn đề nóng  của đời sống chính trị - xã hội nhưng lại chưa có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và thiếu sự chọn lọc trong tiếp thu tri thức, thiếu sự quản lý của nhà trường và gia đình nên rất dễ để các thế lực thù địch tập trung lôi kéo thông qua các tác động về mặt kinh tế, tư tưởng, văn hóa… để phục vụ cho những âm mưu chiến lược diễn biến hòa bình.
Diễn biến hòa bình là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành.
Thanh niên là lực lượng tiêu biểu của tuổi trẻ, là nguồn nhân lực chủ yếu, là chủ nhân tương lai của đất nước. Họ là những người sẽ đóng góp sức lực, trí tuệ và tài năng của mình cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quan điểm của Đảng ta về thanh niên và công tác thanh niên đã được vạch rõ trong các nghị quyết của Đảng, thể hiện rõ tầm quan trọng của thanh niên và công tác thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước do Đảng lãnh đạo.
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng (khóa VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới đã khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành TW Đảng (Khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên” tiếp tục khẳng định:  “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình”.
Vị trí, vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo là rất quan trọng nên khi chiến lược diễn biến hòa bình nhắm đến thanh niên cũng chính là “một mũi tên trúng nhiều đích”, vừa là để lôi kéo, tác động vào tư tưởng thanh niên, đẩy mạnh sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và lợi dụng thanh niên phục vụ cho chiến lược diễn biến hòa bình; vừa là trực tiếp phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Những âm mưu và thủ đoạn thực hiện “DBHB” của các thế lực thù địch đối với thanh niên trong những năm vừa qua là:
-  Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, chúng đưa các ấn phẩm văn hoá đồi trụy, phản văn hóa, phản động vào trong thanh niên, làm cho một bộ phận thanh niên bị nhiễm những thứ văn hóa lai căng, mất bản sắc, cổ súy cho một lối sống vô văn hóa, thiếu trách nhiệm.
- Dựa vào sức mạnh của internet, các trang web, trang mạng xã hội… các thế lực thù địch rao giảng về những cái gọi là “ dân chủ”, “ nhân quyền”, lợi dụng thanh niên để lập ra các trang web, các trang mạng xã hội để lôi kéo, tuyên truyền, kích động chống phá nhà nước. Một cuộc điều tra mới đây của nhóm các nhà khoa học thuộc Tạp chí Cộng sản cho thấy: Sinh viên, trí thức trẻ chính là lực lượng sử dụng internet đông đảo, thường xuyên nhất với khoảng 82,5% vào mạng hằng ngày. Các thế lực thiếu thiện chí hay thù địch với Việt Nam nhận thức rất rõ vấn đề này và ngay lập tức, họ tập trung lôi kéo thanh niên, sinh viên, trí thức trẻ vào “ma trận” mới. Hiện nay, lướt qua những trang mạng xã hội, chúng ta có thể thấy rất nhiều các trang thông tin núp dưới các chiêu bài khác nhau để đưa những thông tin sai lệch, trái chiều, những bình luận, đánh giá thiếu thiện chí về những vấn đề chính trị trong nước… Nhiều đài phát thanh, truyền hình tiếng Việt ở hải ngoại mà đài RFA là một ví dụ, thậm chí còn dừng hẳn chương trình phát thanh để tập trung nguồn lực phát triển báo mạng mà đối tượng bạn đọc được họ "ưu tiên" hàng đầu chính là thanh niên. Và hiện nay, cũng không khó để bắt gặp những bình luận, những tư tưởng lệch lạc về chính trị của thanh niên xuất hiện trên các trang mạng xã hội.
- Lợi dụng tín ngưỡng, mê tín dị đoan trong thanh niên để thực hiện “DBHB”.
- Lợi dụng những thanh niên đi học tập, làm việc, công tác tại nước ngoài. Họ tăng cường tiếp cận, tuyên truyền về những quan điểm phi Macxit, về những “cái hay, cái đẹp” của chủ nghĩa tư bản, lôi kéo thanh niên ưu tú ở lại nước ngoài gây chảy máu chất xám hoặc lợi dụng họ để tiếp tay cho hoạt động chống phá.
Hay một biểu hiện khác mà chúng ta cũng có thể dễ nhận ra là những suy nghĩ, những quan điểm về lối sống, về lý tưởng sống, về văn hóa, thẩm mỹ của một số thanh niên đã có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.
Chính sự tác động từ chiến lược DBHB mà trong một bộ phận thanh niên hiện nay đã xuất hiện những hệ quả tiêu cực, một bộ phận thanh niên đã có biểu hiện “thờ ơ chính trị”, không quan tâm đến các sự kiện chính trị trong nước, quốc tế; bản lĩnh chính trị không vững vàng, phai nhạt niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, về chủ nghĩa xã hội; có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tư tưởng. Biểu hiện cụ thể như:
Về chính trị - tư tưởng: Các thế lực thù địch tuyên truyền, rao giảng về những cái gọi là “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, xuyên tạc đường lối chủ trương chính sách, phóng đại những khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chúng làm cho một bộ phận thanh niên vốn còn thiếu kinh nghiệm, thiếu sự vững vàng chính trị đã lung lay, dao động, tin theo làm suy giảm niềm tin của một số thanh niên đối với sự lãnh đạo của Đảng, tin theo chủ nghĩa tư bản, hoài nghi về con đường tiến lên CNXH của đất nước. Nghiêm trọng hơn, một số thanh niên còn tiếp tay cho các thế lực thù địch, giúp chúng đẩy mạnh thực hiện âm mưu DBHB, tuyên truyền chống lại Đảng và nhà nước ta…
Về văn hóa, một bộ phận thanh niên có biểu hiện sai lệch về văn hóa do bị ảnh hưởng bởi những sản phẩm phản văn hóa, đồi trụy, sính ngoại, ảnh hưởng bởi lối sống, lối suy nghĩ của chủ nghĩa tư bản, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc mà các thế lực thù địch đã đưa vào. Cùng với đó, lối sống của một bộ phận thanh niên có xu hướng lệch lạc, chạy theo lối sống thực dụng, vọng ngoại, theo chủ nghĩa cá nhân, thờ ơ, vị kỷ với xã hội… Một số khác lại có tư tưởng sống hưởng thụ, ngại phấn đấu, luôn chỉ nghĩ cho bản thân mình.
Về kinh tế, một số thanh niên chạy theo sức mạnh vật chất, chạy theo đồng tiền, nghĩ rằng đồng tiền có sức mạnh vạn năng trong đời sống xã hội; sự đua đòi và thực dụng cũng đã ảnh hưởng đến một số thanh niên. Là một điểm yếu để các thế lực thù địch dễ dàng lợi dụng để mua chuộc thông qua các lợi ích kinh tế.
Nhận thức rõ những mối đe dọa của chiến lược DBHB đối với thanh niên, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách, những biện pháp để đấu tranh chống lại chiến lược DBHB của các thế lực thù địch đối với thanh niên như:
- Về chính trị, Đảng ta đã có chủ trương tăng cường giáo dục về chính trị cho thanh niên, đưa các nội dung về chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng, về tiêu chuẩn đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa và một số nội dung giáo dục lý luận chính trị khác vào trong chương trình học tại bậc phổ thông và cả bậc cao đẳng, đại học. Điều đó đã và đang phát huy tác dụng nhằm hình thành cho thanh niên những nhận thức cơ bản về lý luận chính trị, nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng cho thanh niên có bản lĩnh chính trị vững vàng và đúng đắn, hạn chế tình trạng thờ ơ, mơ hồ, hoang mang, dao động về chính trị diễn ra trong thanh niên.
- Về văn hóa, Đảng ta chủ trương “hòa nhập chứ không hòa tan”, giáo dục cho thanh niên về truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, lên án những hành vi phản văn hóa, vô văn hóa, giáo dục cho thanh niên biết chọn lọc những giá trị văn hóa để họ tìm kiếm và tiếp thu những tri thức văn hóa của nhân loại sao cho đúng đắn và phù hợp, tránh lệch lạc. Cùng với đó, thông qua dư luận xã hội, lên án lối sống sai lầm, lệch lạc của thanh niên để họ kịp thời nhận thức và sửa chữa.
Riêng đối với mạng internet, chúng ta đã vạch mặt những trang web, những tổ chức phản động hoạt động chống phá ta trên mạng, cùng với đó là sự định hướng để thanh niên tiếp cận những thông tin trên mạng một cách đúng đắn, chính thống.
- Về tổ chức, đã kiện toàn và tổ chức chặt chẽ bộ máy của các cơ sở Đoàn từ trên xuống dưới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, đổi mới hình thức, nội dung hoạt động để thu hút và lôi kéo thanh niên tham gia. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã có những bước chuyển lớn trong quá trình hoạt động, thu hút được sự tham gia đông đảo của đoàn viên thanh niên, các phong trào đoàn cũng có nhiều nội dung và hình thức mới. Đã lồng ghép được các nội dung giáo dục lý luận chính trị với các hoạt động đoàn , từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, lòng yêu nước cho thanh niên.
- Bên cạnh đó, bằng các biện pháp đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, tuyên truyền, lý luận, Đảng ta đã vạch rõ những âm mưu, thủ đoạn DBHB của các thế lực thù địch, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Cùng với đó, Đảng ta cũng đã đẩy mạnh công tác chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị - tư tưởng, tăng cường niềm tin của nhân dân nói chung và của thanh niên nói riêng đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Tuy vậy, việc phòng chống DBHB đối với thanh niên vẫn còn diễn biến khá phức tạp, một số vấn đề chưa được giải quyết và thậm chí còn diễn biến nghiêm trọng hơn, chính vì vậy, chúng ta cần kiên trì thực hiện những giải pháp đã có và tiếp tục nâng cao hiệu quả một số mặt công tác sau:
Về chính trị - tư tưởng
 Cần tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền các sự kiện chính trị trong nước, quốc tế thông qua các kênh thông tin chính thống cho thanh niên.
Tăng cường hiệu quả giảng dạy các môn học về lý luận chính trị, dưới hình thức là các môn học Giáo dục công dân tại bậc học THPT và các môn học lý luận chính trị tại bậc học cao đẳng, đại học như các môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,… cho thanh niên để sớm hình thành những nhận thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội cho thanh niên. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng sẽ góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, tăng cường niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, kịp thời chống lại các âm mưu diễn biến hòa bình. Muốn nâng cao hiệu quả, cần phải đổi mới hơn nữa quá trình đổi mới về nội dung để lý luận gắn liền với thực tiễn, đổi mới về hình thức, phương pháp giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy, tuyên truyền. Đồng thời, có biện pháp thích hợp để lồng ghép các nội dung này trong hoạt động của Đoàn Thanh niên.
Giáo dục về thế giới quan, nhân sinh quan và đạo đức cộng sản, giáo dục về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc, lý tưởng, niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN cho thanh niên.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phê phán những quan điểm, tư tưởng sai trái, lệch lạc, xuyên tạc và làm rõ, vạch trần âm mưu thủ đoạn “DBHB” của các thế lực thù địch đối với thanh niên để thanh niên có biện pháp phòng ngừa.
Cần phải xây dựng lực lượng nòng cốt trong thanh niên: Phòng chống âm mưu “DBHB” về chính trị tư tưởng đối với thanh niên có nhiều lực lượng tham gia, với nhiều biện pháp khác nhau, nhưng phải tạo điều kiện để họ tự chống âm mưu “DBHB” của các thế lực thù địch là tốt nhất và hiệu quả cao nhất. Muốn làm được điều đó. chúng ta phải giáo dục cho mọi thanh niên thấm nhuần tư tưởng đạo đức cách mạng, có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình cao. Cần xây dựng lực lượng nòng cốt trong thanh niên, họ là những thanh niên có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động, tích cực, khách quan, gần gũi quần chúng, để trong bất kỳ tình huống nào ta cũng nắm bắt được đối tượng, âm mưu và biện pháp “DBHB” của chúng, để đề ra biện pháp phòng chống hiệu quả nhất.
Nếu chúng ta làm tốt công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho thanh niên, thì kẻ thù dù có nham hiểm và thâm độc đến đâu cũng sẽ thất bại trong âm mưu “DBHB” về mặt chính trị - tư tưởng đối với thanh niên.
Về văn hóa - lối sống
Cần tuyên truyền cho thanh niên về những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, những truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc để họ không ngừng bảo tồn, gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hóa lâu đời, giàu bản sắc của dân tộc, đồng thời bài trừ những phong tục, hủ tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan.
Làm tốt công tác quản lý văn hóa giúp thanh niên được tiếp cận với những sản phẩm văn hóa thực sự là nét đẹp, là tinh hoa văn hóa của nhân loại để sinh viên tiếp thu trong điều kiện hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc bài trừ các sản phẩm phản văn hóa, đồi trụy, lệch lạc, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, phê phán lối sống thực dụng, chạy theo văn hóa tư bản. Lên án những hành vi, hành động phản văn hóa, phi văn hóa.
Xây dựng, định hướng cho thanh niên có lý tưởng sống. Phê phán lối sống vị kỷ, cá nhân, thực dụng và lối sống của xã hội tư bản để định hướng cho thanh niên xây dựng lối sống lành mạnh - lối sống của con người mới xã hội chủ nghĩa.
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là của internet đã và đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ, nhận thức, tư tưởng của thanh niên. Là một trong những kênh tiếp cận hàng đầu bị các thế lực thù địch lợi dụng để tiếp cận thanh niên nên cần phải thực hiện tốt một số giải pháp phòng ngừa như:
- Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với mạng internet, chủ động, kịp thời ngăn chặn những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng mạng internet để thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình.
- Định hướng cho thanh niên nhận thức rõ ràng âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng internet, các trang web, mạng xã hội để truyền tải những thông tin sai sự thực, dụ dỗ, lôi kéo thanh niên tham gia DBHB để thanh niên chủ động phòng ngừa.
- Các trang web, trang mạng chính thống cần phải thay đổi tư duy, thay đổi cách thức, hình thức tiếp cận sao cho phù hợp với thanh niên, cần phải đổi mới cả về nội dung và hình thức để lôi kéo được sự quan tâm, chú ý của thanh niên, phải đóng vai trò là người cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, định hướng suy nghĩ, tư tưởng, dư luận xã hội một cách kịp thời cho thanh niên.
Về tổ chức:
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên nói chung và hoạt động của Đoàn Thanh niên nói riêng là một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công của công tác thanh niên và phòng chống DBHB đối với thanh niên.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, giản dị, có ý chí vươn lên trong cuộc sống có uy tín và tích cực trong công tác Đoàn và gần gũi với quần chúng. Những người lãnh đạo, cán bộ Đoàn phải năng nổ, tích cực, là tấm gương sáng để cho thanh niên noi theo.
Nội dung hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải phong phú, thiết thực, sinh động... mục tiêu là giáo dục cho thanh niên sống và làm việc theo pháp luật, theo bản sắc văn hoá dân tộc; làm cho thanh niên thấm nhuần chủ trương quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, tin vào con đường đi lên CNXH; kết hợp các hoạt động Đoàn với việc bồi dưỡng bản lĩnh chính trị cho thanh niên. Bằng nhiều hình thức, thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng để thanh niên tự xác định cho mình về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình.
Những đoàn viên ưu tú của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chính là đội dự bị cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua quá trình hoạt động và sinh hoạt đoàn, những thanh niên ưu tú được giáo dục nâng cao trình độ nhận thức về Đảng, từ đó phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng, trở thành những đảng viên trẻ. Chính vì vậy, Đoàn Thanh niên ở các cấp cần kịp thời phát hiện, bồi dưỡng và giới thiệu những đoàn viên ưu tú, mở các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng một cách có hiệu quả và thực chất, tránh chạy theo hình thức, chạy theo chỉ tiêu, những người đủ tiêu chuẩn để được kết nạp vào Đảng phải là những thanh niên thực sự ưu tú cả về phẩm chất (nhất là phẩm chất chính trị) và năng lực. Những đảng viên trẻ sau khi đã đứng trong hàng ngũ của Đảng vẫn phải tiếp tục phấn đấu, rèn luyện hơn nữa, đấu tranh với các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Hơn nữa, họ phải trở thành một lực lượng nòng cốt trong việc phòng, chống chiến lược diễn biến hòa bình đối với thanh niên nói chung và đối với đảng viên trẻ nói riêng.
Dương Mạnh Công

Diễn biến hòa bình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Diễn biến hòa bình là khái niệm của một số nhà nước Xã hội chủ nghĩa sử dụng để nói về một chiến lược chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa xã hội. Đó là một diễn biến không đổ máu nhưng mà nó dẫn đến sự loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản tại các nước Xã hội chủ nghĩa [1]. Hiện nay, khái niệm này cũng được dùng để chỉ sự âm thầm can thiệp của một nước phương Tây vào tình hình chính trị nội bộ của một nước đối thủ, dù đó không phải một nước xã hội chủ nghĩa, ví dụ như Nga.[2]
Từ diễn biến hòa bình lần đầu tiên được đề cập tới trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh bởi John Foster Dulles, cựu ngoại trưởng Mỹ trong những năm 1950, khi nói về cách đối phó với Liên Xô.[3] Ý niệm này được Dulles mô tả là một quá trình chuyển đổi "hòa bình" từ một thể chế mà chính phủ Mỹ xem là độc tài sang dân chủ tại một nước cộng sản.[4] Trung Quốcdưới thời Mao Trạch Đông đã tuyên bố chống lại "diễn biến hòa bình" từ năm 1959.[5] Nhất là sau sự kiện Thiên An Môn, báo chí Trung Quốc càng nhấn mạnh "thủ đoạn diễn biến hoà bình" của Tây phương để đánh đổ các Nhà nước cộng sản chủ nghĩa.[6]
Một số biến động dưới dạng "diễn biến hòa bình" gần đây diễn ra ở một số quốc gia[7] đã làm thay đổi mô hình chính trị của một đất nước, như việc "tự diễn biến" ở Miến Điệnchuyển từ một chế độ quân phiệt (quân đội nắm quyền) sang mô hình nghị viện đầu phiếu[8] hay ở Đông Đức bãi bỏ Nhà nước Cộng sản chủ nghĩa.[9]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Từ "diễn biến hoà bình" đã được biến đổi bởi John Foster Dulles, từ một học thuyết ban đầu được vạch ra bởi George F. Kennan, trong cái gọi là điện tín dài vào ngày 22 tháng 2 năm 1946, đã đề xuất rằng các khối xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa có thể đạt đến trạng thái "sống chung hòa bình." [10]
Điều này đã được bổ sung bởi Dulles hơn một thập kỷ sau đó, trong bài phát biểu vào năm 1957-1958, để "thúc đẩy diễn biến hòa bình hướng tới dân chủ."[10]
Trong một bài phát biểu, Dulles nhắc tới "việc sử dụng các biện pháp hòa bình" để "đẩy nhanh quá trình tiến hóa của các chính sách của chính phủ trong khối Trung-Xô" để "rút ngắn tuổi thọ dự kiến của chủ nghĩa cộng sản." [11] Những trợ giúp của phương Tây và thương mại được cho là hai trong số những công cụ chính của kế hoạch này để tạo ra một chính quyền tự do hơn ở Trung Quốc.
Theo Bạc Nhất Ba (cha của Bạc Hy Lai), Mao Trạch Đông khi nghe nói về những nhận xét ​​của Dulles, cho đó là nghiêm trọng, đã ra lệnh các cán bộ hàng đầu của Đảng nghiên cứu về phát biểu này.[10][12] Mao thấy ý tưởng về "diễn biến hoà bình" như là một đe dọa nghiêm trọng, một "chiến thuật lừa đảo lớn" đến một Trung Quốc tham nhũng, và một cuộc chiến tranh chống lại phương tiện quân sự của các cường quốc xã hội chủ nghĩa.[10] Mao cảm thấy rằng cuộc chiến đã được tiến hành, với một số hiệu quả, chống lại Liên Xô. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, những người cộng sản Trung Quốc càng trở nên quan tâm nhiều hơn về chiến lược này.[12]

Luận điểm của chính quyền Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

"Diễn biến hòa bình" cũng được Chính phủ Việt Nam nói về các hoạt động của một số cá nhân hoặc phong trào tự xưng là vận động dân chủ, nhân quyền trong và ngoài nước để có các hành vi "tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam", hoặc các tiếng nói "đối nghịch và vi phạm pháp luật Việt Nam".[13] Một mặt, Việt Nam tiếp tục hội nhập, xây dựng quan hệ trên mọi mặt với các quốc gia phương Tây (như MỹEU), mặt khác Nhà nước Việt Nam vẫn đề phòng sự can thiệp của các nước phương Tây vào tình hình chính trị Việt Nam.
Ngoài diễn biến hòa bình do bên thứ ba tác động, một phần quan trọng khác là "tự diễn biến hòa bình", tức là nhận thức của cá nhân hay tổ chức trong nước tự thay đổi, làm chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy, lây lan trên diện rộng khiến "xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội" mà nhà nước đề ra.[14]

Khái niệm chính thống[sửa | sửa mã nguồn]

Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa Việt Nam của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thì:[15]

Đối tượng tác động[sửa | sửa mã nguồn]

Để đạt được mục tiêu đề ra, phạm vi tác động của "diễn biến hòa bình" về tư tưởng và lý luận tập trung hướng tới bao gồm [cần dẫn nguồn].
  • Một bộ phận cán bộ trong Đảng, kể cả cán bộ cấp cao, đang giữ những vị trí trọng trách trong bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống chính trị, cán bộ hoạch định chiến lược, cán bộ làm công tác tư tưởng lý luận, công tác, tổ chức...
  • Trí thức và tầng lớp văn nghệ sĩ - một lực lượng nhạy cảm chính trị xã hội cao, thường chịu sự tác động rất nhanh nhạy trước những biến cố xã hội.
  • Thanh niênsinh viên, lực lượng đông đảo và có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, là bộ phận năng động, nhạy bén, có khả năng tiếp nhận và thích nghi với cái mới nhanh, nhiệt tình, xông xáo; nhưng vốn sống và kinh nghiệm ít, kiến thức và bản lĩnh chính trị hạn chế, mức độ kiềm chế và năng lực đề kháng trước những cám dỗ thấp, dễ bị lôi kéo bởi những luồng thông tin sai lệch.
  • Những phần tử cơ hội chính trị có quan điểm sai trái, đối lập với chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đây là những thành phần cực đoan giàu tham vọng chính trị, sẵn sàng tiếp tay cho nước ngoài, tập hợp lôi kéo xây dựng lực lượng chống phá ra từ bên trong.
  • Một bộ phận nhân dân do thiếu hiểu biết, thiếu thông tin, hoặc bị kẻ xấu lợi dụng mua chuộc dụ dỗ, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người, đồng bào theo các tôn giáo... Bộ phận này thường bị kích động, lôi kéo, trở thành quân cờ chính trị trong tay các thế lực thù địch. Bộ phận này có vai trò như một công cụ gây áp lực chính trị, buộc chính phủ Việt Namnhượng bộ thay đổi đường lối [cần dẫn nguồn].

Mục tiêu[sửa | sửa mã nguồn]

Mục tiêu của Diễn biến hòa bình tập trung ở các khía cạnh:[16]
  • Về hệ tư tưởng: Dùng nhiều kế hoạch và phương tiện, tuyên truyền nhằm xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Marx LeninTư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như những nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó gây "tự diễn biến", hòng tạo ra sự khủng hoảng về lý tưởng chính trị, làm suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ đó làm chệch hướng và sụp đổ chế độ chính trị, từng bước thay thế chủ nghĩa Marx Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh bằng ý thức hệ tư bản chủ nghĩa.
  • Về định hướng phát triển: Xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Tạo áp lực và gây sức ép buộc Việt Nam quay trở lại chủ nghĩa tư bản. Ví dụ như:
  • Về thể chế pháp luật: Đòi xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp, thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện đa nguyên, đa đảng.[17]
Mục tiêu chung của diễn biến hòa bình là làm cho đại đa số cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, từ cán bộ cấp cao cho đến dân thường đều có chung tâm trạng hoài nghi, dao động.[18]

Các sách lược[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, các sách lược của Diễn biến hòa bình diễn ra trên nhiều lĩnh vực:

Về chính trị - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phối hợp đồng bộ giữa bên ngoài và bên trong mà chủ yếu là triệt để khai thác các phần tử bất mãn chống đối trong nước, nhất là một số trí thức và cán bộ biến chất, các phần tử cơ hội chính trị, tập trung xuyên tạc và phủ định chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh với mưu đồ dùng chính cộng sản chống lại và phản bác chủ nghĩa cộng sản. Trọng tâm là làm cho quần chúng nhân dân, kể cả một bộ phận cán bộ, đảng viên xa rời chủ nghĩa Marx, xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Sử dụng chính những kẻ cơ hội và Đảng viên biến chất. Mục tiêu của tự diễn biến trong nội bộ Đảng là tách Đảng ra khỏi dân, đối lập Đảng với dân. Thông qua thổi phồng khuyết điểm, yếu kém của chính những phần tử cơ hội, bọn quan liêu, tham nhũng để quy chụp, đánh đồng những Đảng viên xấu, hủ bại với những Đảng viên tốt, trung kiên; nhằm làm cho quần chúng nhân dân lẫn lộn tốt-xấu, đánh đồng những cá nhân biến chất với lý tưởng cộng sản và tổ chức Đảng nói chung.
  • Thông qua các hiện tượng cụ thể có thật, những yếu kém, bất cập của chính phủ, nhưng được nhào nặn, bóp méo, cường điệu với dụng ý xấu, nhằm quy kết và phủ định những thành quả của đổi mới, xuyên tạc nhằm bôi đen chế độ, phủ định con đường chủ nghĩa xã hội.
  • Về xã hội: lợi dụng các mâu thuẫn, khiếu kiện, các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" và "tôn giáo" để can thiệp vào tình hình nội bộ, phá hoại sự ổn định của Việt Nam.
  • Về quốc phòng - an ninh: xuyên tạc đường lối, chính sách quốc phòng-an ninh, đối ngoại của Đảng-Nhà nước. Thực hiện mưu đồ "phi chính trị hóa" Quân đội Nhân dân Việt Nam và công an nhân dân… làm mất lý tưởng, sức chiến đấu của lực lượng vũ trang để sẵn sàng tạo cớ răn đe, can thiệp quân sự hoặc xâm lược khi điều kiện chín muồi.
  • Về kinh tế: xuyên tạc đường lối, chính sách kinh tế; thúc đẩy chuyển hoá cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế, xâm nhập, chiếm lĩnh các địa bàn, các lĩnh vực kinh tế quan trọng nhằm tước bỏ vai trò điều hành nền kinh tế của Nhà nước; từ đó thúc đẩy, chuyển hóa nền kinh tế sang quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.[19]
  • Về lịch sử: xuyên tạc lịch sử dân tộc và bôi nhọ uy tín của các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam. [cần dẫn nguồn]

Về truyền thông, giáo dục và văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

  • Về truyền thôngbáo chí: Thông qua con đường hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục đào tạo, báo chí, truyền thông, hội thảo, triển lãm, tài trợ… để từng bước hình thành các tổ hợp, tập đoàn, câu lạc bộ, báo chí tư nhânnhà xuất bản tư nhân, trang thông tin điện tử, cơ quan ngôn luận ngầm ủng hộ diễn biến hòa bình.[20]
  • Về giáo dục: thông qua các chương trình đưa cán bộ ra nước ngoài học tập, nghiên cứu bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, nhất là nguồn tài trợ nước ngoài, hòng tạo ra một “thế hệ cán bộ thân phương Tây”, sau này nắm dần các cương vị trọng yếu trong hệ thống chính trị. Mặt khác, thông qua việc hợp tác đào tạo tại Việt Nam để truyền bá các quan điểm xa lạ, gạt bỏ hệ tư tưởng cách mạng trong học viên[21].
  • Về văn hóa: Thông qua việc cấp tiền cho các tổ chức phi chính phủ nhằm đẩy mạnh truyền bá lối sống suy đồi, đề cao vật chất, văn hóa hưởng thụ, tung hô "cái tôi cá nhân" và tôn sùng lối sống kiểu phương Tây, bao gồm:
Như Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng tuyên bố: "Đầu tư cho HS-SV các nước XHCN đang du học ở Mỹ là một khoản đầu tư lâu dài, hãy gây ảnh hưởng tư tưởng với họ, hun đúc họ trong lối sống và giá trị quan niệm văn minh Mỹ, chờ họ từng bước trở thành rường cột của xã hội họ, rồi thông qua cái đầu của họ biến đất nước đó chuyển mình theo nền văn minh tư bản của ta" [cần dẫn nguồn].
Bản chất của chiến lược "diễn biến hòa bình" là không hề thay đổi, song phương thức, biện pháp tiến hành "diễn biến hòa bình" thì biến hóa khôn lường và ngày càng tinh vi, đa dạng.[19]

Diễn biến hòa bình tại Liên Xô[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Liên Xô, phương Tây đã thành công trong việc cài cắm những nhân vật có tư tưởng sùng bái phương Tây nắm quyền tại các cơ quan truyền thôngbáo chítuyên truyền lớn của đất nước. Ví dụ, từ 1986 đến 1988, một loạt cán bộ chủ chốt của các tờ báo có ảnh hưởng lớn tại Liên Xô được thay thế bởi những người ủng hộ chủ trương “Tây hóa”, từ đó các tờ báo này đã gây khuynh đảo dư luận, làm cho nhiều người ngộ nhận và ảo tưởng đối với chủ nghĩa tư bản phương Tây, tạo tiền đề để gây sự bất mãn trong nhân dân, khiến họ quay sang công kích chủ nghĩa xã hội.[22] Năm 1959, lần đầu tiên có 4 cán bộ của Liên Xô sang học ở Mỹ, 2 trong số đó là A. Yakovlev, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng phụ trách công tác tư tưởng-lý luận và tướng tình báo C. Danilovich về sau đã có liên hệ với tình báo Mỹ (CIA)[22]
Tháng 1/1987, Gorbachev đề xướng phong trào xét lại lịch sử Liên Xô, các nhà báo được cài cắm trong các cơ quan báo chí lập tức viết hàng loạt bài công kích: công nghiệp hóa đất nước của Stalin là "vô tích sự", phóng đại sai sót của Stalin thời kỳ đầu chiến tranh, thậm chí phủ nhận thắng lợi của chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Sau đó, việc phê phán Stalin dần dần chuyển sang phê phán, phủ định thành quả của Cách mạng Tháng MườiChủ nghĩa Marx - Lenin. Các loại ấn phẩm, phát thanh truyền hình quay sang chỉ trích lịch sử cách mạng, mặt trận báo chí của Đảng Cộng sản Liên Xô dần bị "đánh chiếm", tư tưởng Đảng viên và nhân dân Liên Xô trở nên dao động dữ dội, lòng tin vào sự nghiệp Cách mạng sụt giảm nghiêm trọng, trong khi những luận điệu phê phán dù vô căn cứ lại được coi là chân lý. Kết quả là trong lúc nguy cấp, đã không còn ai đứng lên để bảo vệ Đảng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Năm 1994, nhà văn Yuri Boldarev khi nhìn lại tình cảnh của thời kỳ này đã nói: “Trong sáu năm, báo chí Liên Xô đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội Đức Quốc xã tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược nước ta vào những năm 1940. Quân đội Đức có thiết bị kỹ thuật hàng đầu nhưng thiếu một thứ, đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi khuẩn hủy diệt tư tưởng của nhân dân”[23].
Tháng 4/1989, Gorbachev kêu gọi các ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tuổi đã cao hãy nghỉ hưu. 115 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã viết đơn xin nghỉ hưu vì tin rằng đất nước sẽ phát triển hơn với đội ngũ được trẻ hóa. Đây chính là sai lầm của những người cộng sản trung thành trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong ba năm 1987-1989, khoảng 50% cán bộ cơ quan chiến lược trong quân đội, hơn 100 cán bộ chính trị cấp chiến dịch - chiến lược và 30% tướng lĩnh bị cách chức hoặc loại khỏi quân đội với lý do “tư tưởng bảo thủ, không ủng hộ cải tổ”, thay thế họ là những phần tử “cấp tiến”. Từ năm 1986 đến 1988, một loạt cán bộ chủ chốt của các tờ báo có ảnh hưởng lớn tại Liên Xô được thay thế bởi những người ủng hộ chủ trương “Tây hóa” của Gorbachev, từ đó các tờ báo này đã khuynh đảo dư luận, làm cho nhiều người dân ảo tưởng vào phương Tây[24]
Đảng Cộng sản Liên Xô đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách và đã vượt qua tất cả: Năm 1917, 35 vạn đảng viên đã lãnh đạo giai cấp công nhân Nga lật đổ ách thống trị của Sa hoàng, cùng nhân dân chống lại sự can thiệp vũ trang của 14 nước để bảo vệ thành công cách mạng. Năm 1941, 5.540.000 đảng viên đã cùng nhân dân chiến thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, lãnh đạo công cuộc xây dựng Liên Xô trở thành siêu cường. Vậy nhưng, năm 1991, Đảng Cộng sản Liên Xô với 20 triệu đảng viên lại sụp đổ, không phải do kẻ thù bên ngoài, mà chính là do những mầm mống diễn biến, tự diễn biến tư tưởng bên trong nội bộ Đảng[22].

Diễn biến hòa bình hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếp sau sự sụp đổ của Liên Xô là sự tan rã hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, đến thập niên 2000, các cuộc "cách mạng sắc màu" - một dị bản của "diễn biến hoà bình" có kết hợp với yếu tố bạo loạn lật đổ - cũng được thực hiện thành công ở một loạt nước. Mặc dù có những điểm không giống nhau, nhưng "cách mạng đường phố""cách mạng Nhung""cách mạng Cam"Mùa xuân Ả Rập... đều có điểm chung: tiến hành hạ bệ chính quyền thông qua biểu tình. Theo Đại tá, PGS, TS Văn Đức Thanh, đây là những cuộc đảo chính lật đổ chính quyền theo kiểu dùng "bạo lực đường phố", sử dụng quần chúng địa phương bị kích động bởi những trung tâm quyền lực từ bên ngoài[21].
Mùa xuân Ả Rập hoặc các cuộc “cách mạng sắc màu” có những điểm chung là[25]:
  • Một là đều nhằm thay đổi chế độ cầm quyền. Nếu các cuộc “cách mạng sắc màu” ở Đông Âu mượn cớ phản đối sự “gian lận trong bầu cử tổng thống” để giành chính quyền thì “Mùa xuân A-rập” xuất phát từ các khủng hoảng kinh tế - xã hội.
  • Hai là phương pháp đều dựa trên cơ sở luận thuyết chính trị mang tên “phản kháng phi bạo lực” mà tác giả là Gene Sharp, một chuyên gia chính trị nổi tiếng ở Mỹ. Nội dung luận thuyết này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và phổ biến tới nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, biện pháp “phản kháng phi bạo lực” như biểu tình đông người vẫn không loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp bạo lực (quân sự) quyết liệt nhất nếu thấy cần thiết.
  • Các nhà tổ chức các cuộc “cách mạng sắc màu” ở Gruzia, “cách mạng cam” ở Ucraina và Mùa xuân Ả Rập ở các nước Bắc Phi và Trung Đông... là các cơ quan tình báo của các nước phương Tây, các tổ chức phi chính phủ, các "quỹ tài trợ dân chủ", thậm chí cả các lực lượng đặc nhiệm từ bên ngoài có chức năng huấn luyện chiến thuật quân sự cho các lực lượng đối lập để nếu cần, các lực lượng đối lập có thể sử dụng chiến tranh để lật đổ chính phủ. Trên thực tế, nhiều cuộc chính biến ở Đông Âu, Trung Đông đã chuyển từ "phi bạo lực" ban đầu sang chiến tranh quy mô lớn (nội chiến Syrianội chiến Ucrainanội chiến Libya...)

Chủ trương của chính quyền Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ trương của chính phủ Việt Nam là phải "cảnh giác, đề phòng, và chủ động đối phó, tấn công vào các cáo buộc sai lệch về Việt Nam, vô hiệu hóa các vũ khí, công cụ, chiêu bài chính trị, đặc biệt là các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, các vấn đề cao đẹp đã bị lợi dụng làm chiêu bài. Chống lại mục đích chuyển hóa, lật đổ, và thay thế các chế độ xã hội chủ nghĩa của Hoa Kỳ và các nước tư bản phương Tây".[26] Văn kiện Đại hội Đảng CSVN coi diễn biến hòa bình là một trong bốn nguy cơ với Đảng. Theo pháp luật của Việt Nam, một số cá nhân bị kết các tội hình sự "Chống phá nhà nước Xã Hội Chủ nghĩa" hoặc "Âm mưu lật đổ chế độ Xã Hội Chủ nghĩa".
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam không có lựa chọn nào khác là xây dựng quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự và an ninh với các nước Tư bản Chủ nghĩa mà trước kia từng coi là kẻ thù, là tác giả của Diễn biến hòa bình, như Mỹ, Liên minh châu Âu EU. Chính vì vậy, một mặt vẫn tuyên truyền trong nước về sự nguy hiểm của Diễn biến hòa bình, mặt khác, chính phủ Việt nam mềm mỏng hơn trong quan hệ ngoại giao và phát ngôn về Diễn biến hòa bình.
Chính phủ Việt Nam chỉ phát ngôn chung chung, không nêu rõ ai là tác giả của các hoạt động Diễn biến hòa bình.[27] Việt Nam cũng không làm rạch ròi như trước thế nào là chủ nghĩa đế quốc và ai là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời nhà nước Việt Nam cũng tiến hành "tự do hóa về kinh tế", tiến hành từng bước "dân chủ hóa về chính trị", xây dựng nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, sau một số "Cách mạng sắc màu" diễn ra tại các nước Đông Âu, dẫn tới sự bất ổn và sụp đổ của nhiều chế độ chính trị tại một số nước, Việt Nam trở nên quan ngại hơn. Chính phủ Việt nam coi việc xử lý thế nào để vẫn giữ được bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của đất nước là vấn đề lớn mà VN cần phải làm[28]
Nền kinh tế thị trường đầy cám dỗ vật chất rất dễ khiến con người sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, thực dụng, tham nhũng, lãng phí; cán bộ quan liêu, xa dân, sống xa hoa hưởng lạc. Nó cũng sẽ thúc đẩy quá trình phân hóa giàu nghèo trong xã hội và ngay cả trong Đảng, thúc đẩy "tự diễn biến" ngay trong nội bộ Đảng. Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ[29]:
“Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống xa cách người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không? Nhà triết học cổ điển Đức Phơ-bách đã từng nói rằng, người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở nhà tranh. Mai kia Đảng này sẽ là Đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không?”.
Theo Báo Quân đội Nhân dân thì: "Điều họ muốn là dân tộc Việt Nam từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, từ bỏ mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Họ muốn xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng luôn hoàn thành xuất sắc vai trò lãnh đạo suốt gần 80 năm qua. Đó chính là mục tiêu của chiến lược "diễn biến hòa bình" mà họ cho rằng là nỗi lo sợ quái gở".[30]
Ông Phan Xuân Biên viết trên Tạp chí Tuyên giáo của Đảng ngày 10-4-2009: Bên cạnh dòng tư tưởng chủ đạo là ý thức độc lập dân tộc cao, ý chí tự lực tự cường, kiên trì xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tình hình đang tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, tạo ra những thách thức, nguy cơ về an ninh tư tưởng. Hoạt động "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch ngày càng quyết liệt về cường độ; toàn diện về nội dung; đa dạng về phương pháp, hình thức, rộng rãi về lực lượng, thường xuyên về thời gian và ngày càng công khai, tinh vi
"Chúng lợi dụng triệt để bối cảnh quốc tế và trong nước, nhất là tình hình xã hội như tranh chấp, khiếu kiện, đình công; quan liêu, tham nhũng, lãng phí; những vấn đề lịch sử, dân tộc, tôn giáo, tự do, dân chủ, nhân quyền và bằng mọi ngả đường để thực hiện âm mưu nhất quán là nhằm xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng ta - chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đi đến làm suy yếu và thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ XHCN, đưa nước ta theo con đường TBCN (Tư bản Chủ nghĩa). Dù chưa đạt được âm mưu cuối cùng nhưng các hoạt động "diễn biến hoà bình" kết hợp với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động đến tư tưởng của một số cán bộ đảng viên, tạo nên sự tự diễn biến "tự chuyển hóa" trong nội bộ Đảng và xã hội với xu hướng ngày càng phức tạp". [19]
Năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 04 về ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ Đảng, trong đó có đoạn: "...sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ."[31]

Chủ trương của chính quyền các nước[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong tuyên bố đầu năm 2012 của mình nhắc nhở các thành viên trong Đảng Cộng sản Trung Quốc cẩn thận với "diễn biến hòa bình", kêu gọi các biện pháp tích cực chống lại "sự thâm nhiễm về văn hóa và tư tưởng" của "các thế lực thù địch".[4] Tuyên bố của ông Hồ Cẩm Đào cho thấy sự xiết chặt kiểm soát tư tưởng trong thời gian tới tại Trung Quốc. Tồn tại qua "hiệu ứng domino" từ sự sụp đổ của khối Xã hội chủ nghĩa những năm cuối thập kỷ 1980, đầu thập kỷ 1990, Đảng Cộng sản Trung Quốc một lần nữa được cảnh báo về mối đe dọa diễn biến hòa bình từ Cách mạng Hoa Nhài hay Cách mạng mùa xuân Ả rập tại Trung Đông và Bắc Phi. Theo một biên tập viên tại Hồng Kông, Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng thấy khó khăn khi chứng minh tính hợp pháp cho hệ thống chính trị tại Trung Quốc, khi tiếng nói kêu gọi dân chủ hóa ngày càng nhiều.[4]
Trong khi tư tưởng "diễn biến hòa bình" được xem là những tư tưởng thù nghịch ở Trung Quốc, các nhà quan sát đã cho là một vài quan chức cao cấp trong hệ thống cộng sản Trung Quốc như Ôn Gia Bảo đã ủng hộ quá trình này. Những viên chức có lẽ có khuynh hướng cải tổ này, tuy nhiên, chỉ là một thiểu số của đảng cộng sản.[32]
Về mặt văn hóa - xã hội, Chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt chặt chẽ mọi nội dung được cho là sẽ gây tác động xấu, làm băng hoại văn hóa truyền thống và đạo đức của đất nước. Ủy ban về Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc hoạt động rất mạnh tay trong lĩnh vực an ninh văn hóa. Tất cả những bộ phim Trung Quốc không bao giờ được phép xuất hiện những cảnh quay mô tả hoạt động quan hệ tình dụckhỏa thân. Các mối quan hệ và hành vi bất thường như loạn luânđồng tính luyến áiấu dâm cũng bị cấm hoặc phải cắt bỏ mọi cảnh quay liên quan.[33]
Trung Quốc cũng kiểm soát chặt các nội dung trên internet. Hiệp hội dịch vụ Netcast Trung Quốc có thẩm quyền kiểm duyệt các nội dung trực tuyến, mọi nội dung hiển thị hành vi tình dục, giới tính bất thường, bao gồm loạn luânđồng tính luyến áilạm dụng tình dụcchuyển đổi giới tính... Các quy định khác cũng nêu rõ nội dung sẽ bị xóa bỏ nếu khuyến khích "lối sống xa hoa thác loạn", đăng "chi tiết cảnh bạo lực và tội ác" hoặc "hành vi khiêu dâm" bao gồm cả thủ dâm. Tất cả những phim ảnh, bài báo vi phạm quy định này đều sẽ bị gỡ bỏ khỏi Internet. Quy định này đã được ban hành năm 2017, sau khi chính phủ Trung Quốc nhận định sự xuất hiện dày đặc của các bộ phim về đồng tính trên Internet đã làm băng hoại giới trẻ Trung Quốc bởi nội dung gây suy đồi đạo đức và văn hóa gia đình[33].

Nga[sửa | sửa mã nguồn]

Theo báo Pravda của Nga cho là Quỹ Dân chủ Mỹ (NED - National Endowment for Democracy) có mặt trên khắp đất nước Nga, thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay, giúp đỡ "trung tâm tin tức quốc tế" đặt tại Moskva để hơn 80 tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia có thể tận dụng "trung tâm tin tức" này để tổ chức họp báo về các vấn đề. Tổ chức này cũng tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích "bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga". Chỉ trong năm 2010, NED tiêu tốn 278.300 USD để tài trợ cho hàng chục chương trình như thế này trên khắp đất nước Nga. Theo học giả người Mỹ Frederick William Engdahl qua trích dẫn bởi báo Đất Việt thì "Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và châu Âu... Đối với Washington, nước Nga có dân chủ thật sự hay không không quan trọng. Quan trọng nhất là phải lật đổ chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản kế hoạch của Mỹ - Putin".[34]
Năm 2006, Chính phủ Nga đã quyết định cấm hoạt động tổ chức Giám sát nhân quyền, Ân xá quốc tếViện Cộng hòa quốc tế... cùng hơn 90 tổ chức phi chính phủ (NGO). Một trong những nguyên nhân chính là sự can thiệp vào nội bộ Nga của vài tổ chức thuộc NGO. Tuy gọi là “phi chính phủ” nhưng các tổ chức thuộc dạng này ngày càng liên hệ chặt chẽ với chính phủ nhiều nước, thậm chí hiện diện trong các chiến dịch tranh cử chứ không đơn thuần hoạt động nhân đạo. Tờ The Economist đã đưa ra câu hỏi rằng liệu có phải vài NGO là bù nhìn của (một số) chính phủ. Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng bùng nổ NGO trong vài năm gần đây là sự tài trợ từ các chính phủ phương Tây[35]
Chính phủ Nga cảnh báo việc Mỹ tiếp tục tài trợ cho các tổ chức này tại Nga đang gây ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai bên, nhất là Mỹ đang áp dụng sách lược cứng rắn trên các vấn đề liên quan đến lợi ích của Nga như vấn đề Iran và Syria.[36] Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói với hãng thông tấn Interfax"Hành động này đến mức trở thành một vấn đề trong quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi thực sự quan ngại về việc Washington tài trợ cho các nhóm và phong trào nhất định tại Nga".[37]
Năm 2013, nước Nga dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra luật cấm mọi hình thức tuyên truyền về hôn nhân đồng giới[38]. Bộ luật cấm những sự kiện cổ vũ cho người đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin “tuyên truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới” cho trẻ vị thành niên là phạm pháp, đồng thời các sự kiện cổ vũ cho quan hệ đồng tính cũng bị cấm. Đây là một nỗ lực mới nhằm cổ vũ những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại chủ nghĩa tự do kiểu phương Tây, mà Chính phủ Nga tin rằng đang làm băng hoại giới trẻ và phá hủy nền tảng luân lý gia đình của nước Nga, khiến nước Nga suy yếu[39] Bộ luật cấm tuyên truyền đồng tính đã được Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) thông qua với số phiếu tuyệt đối 436 thuận - 0 phiếu chống, và 88% người dân Nga được phỏng vấn đã bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm[40] Bên cạnh đó, từ năm 2015, Chính quyền thành phố Moskva và quốc hội Nga đã đề ra Ngày tình yêu gia đình để tập hợp các chiến dịch tuyên truyền bảo vệ giá trị gia đình truyền thống, ngăn chặn sự truyền bá của các nhóm hoạt động đồng tính, các tổ chức phi chính phủ đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính[41].

Một số ý kiến của phương Tây[sửa | sửa mã nguồn]

Các nước phương Tây[42] và các tổ chức nhân quyền, cũng như một số tổ chức quốc tế (thuộc khối Liên Âu[43] và Liên hiệp quốc) vẫn phê phán các hoạt động trấn áp lực lượng đối lập của Chính phủ Việt Nam, coi đây là "vi phạm nhân quyền", vi phạm "quyền tự do tư tưởng" và "tự do ngôn luận".[44]
Nhà bình luận toàn cầu (globalist) Roger Cohen của tờ New York Times viết rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam xác định kẻ thù số một là Diễn biến hòa bình.
. Dù vậy Cohen cho rằng, Việt Nam không hẳn là "phi tự do" (un-free) tới mức công dân của họ phải "ngứa ngáy tìm tự do". Sự kết hợp kinh tế thị trường với chủ nghĩa dân tộc đang thắng thế.
Riêng về mảng hợp tác giáo dục, theo đại sứ Mỹ Michael W. Michalak phát biểu năm 2010 tại Việt Nam thì những ý kiến ngộ nhận cho rằng việc đổi mới giáo dục mà Việt Nam đang tiến hành là do sức ép của Mỹ, chính là một phần diễn biến hòa bình là "nhảm nhí và không đúng sự thật". Ông cho biết:

Ý kiến từ những nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu chính trị cao cấp của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho là mối quan ngại về 'tự diễn biến' và 'diễn biến hòa bình' trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam là "tư duy đấy là một tư duy theo lối mòn thôi." [1]
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đặt câu hỏi: "Và cả một chiến sách "chống diễn biến hòa bình" không mệt mỏi. Hòa bình ai chả muốn. Vậy mà lâu nay tôi vẫn không hiểu tại sao lại "chống diễn biến hòa bình"? Có từ gì hay hơn, rõ hơn không? Nếu chống những người âm mưu phản bội lại dân tộc thì cũng nên nói rõ ra, chứ cứ nói lờ mờ thế thật khó mà hiểu nổi.".[48]
Nhà thơ Bùi Minh Quốc cho rằng: